4 thách thức với giáo dục năm 2022
Covid-19 kéo dài sang năm thứ ba khiến ngành giáo dục đối mặt với những bài toán lớn, trong đó quan trọng nhất là duy trì dạy học an toàn, đảm bảo chất lượng.
Ngày 16/1, học kỳ I sẽ kết thúc theo khung kế hoạch năm học 2021-2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng đánh giá, 2021 là năm học bị Covid-19 "". Với diễn biến dịch hiện tại, nhiều chuyên gia dự đoán, 2022 tiếp tục là năm rất thách thức với thầy - trò.
Tăng hiệu quả dạy trực tuyến
Đến tháng 12/2021, cả nước chỉ có 9 tỉnh, thành dạy học trực tiếp, 34 địa phương kết hợp trực tiếp - trực tuyến; còn lại chỉ tổ chức dạy trực tuyến. Các chuyên gia dự báo, học kỳ II sẽ chủ yếu là kỳ học trực tuyến.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), đúc kết, dù áp dụng được ba năm, dạy trực tuyến vẫn là một giải pháp tạm thời, với nhiều bất cập chưa khắc phục được. Đa số thầy cô phải tự học do việc tập huấn, bồi dưỡng chưa đồng bộ, chắp vá. "Đường truyền không ổn định cũng ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của thầy trò", thầy Phú cho biết.
Trước khi học kỳ I bắt đầu, nhiều nhà giáo chấp nhận hạ bớt kỳ vọng, từ "truyền đạt toàn diện kiến thức cho học sinh", xuống còn "duy trì thói quen học tập và cách tự học". Tuy nhiên, với những trẻ nhỏ như lớp 1, 2, nhiều giáo viên không giấu được nỗi lo "hổng" kiến thức khi các em không đến trường.
"Có những kỹ năng ở lớp 1 như cách cầm bút, cách viết chữ, tư thế ngồi, nếu không được thầy cô cầm tay dạy bảo sẽ rất khó tiếp thu. Việc học trực tuyến có thể khiến các em sai phương pháp từ đầu, sau này rất khó sửa", một giáo viên tiểu học có thâm niên ở TP HCM chia sẻ.
Trong bối cảnh phải tiếp tục kéo dài hai hình thức dạy học kết hợp, việc đảm bảo và đồng bộ chất lượng giáo dục trở thành vấn đề lớn của năm nay.
Giảm tải thực chất
Từ năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều lần phải điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học, sau đó giảm tải chương trình. Đầu năm học 2021-2022, Bộ tiếp tục từ tiểu học đến THPT theo hướng chỉ giữ lại yêu cầu tối thiểu với mỗi môn/lớp học; không bắt buộc học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao...
Việc tinh giản chương trình, theo Bộ, được rà soát kỹ lưỡng bởi các tiểu ban gồm nhiều chuyên gia. Tuy vậy, một số phụ huynh và giáo viên nhận định, giảm tải chưa thực chất.
Chia sẻ trên mục Góc nhìn của VnExpress, cô Đỗ Sông Hương, giáo viên ở Hà Nội, cho rằng cần giảm tải thực sự thay vì chỉ cắt vài phần trong từng bài và yêu cầu học sinh tự học.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập Hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, giảm tải thực chất không chỉ là giảm số tiết, bài học mà quan trọng hơn, phải giảm tải thi cử và thay đổi tư duy của nhà trường, giáo viên và phụ huynh.
Cũng theo nhà giáo này, nếu không chữa hẳn "bệnh" thành tích trong giáo dục, hiện trạng sẽ khó thay đổi. "Bệnh thành tích cộng với việc thi cử còn nặng nề, đề thi chênh lệch lớn so với chuẩn đầu ra, khiến sự quá tải vẫn tồn tại", ông Hòa nói.
Phương án cho các kỳ thi
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội hai năm gần đây luôn khiến giáo viên, phụ huynh lo lắng. Năm 2019, lần đầu tiên thành phố tổ chức thi bốn môn sau hàng chục năm chỉ thi Toán và Văn. Đến năm 2020, khi học sinh phải học online, thành phố bỏ bớt một môn và tổ chức ba môn thi.
Năm 2021, kỳ thi trở lại với bốn môn, được lý giải là nhằm tránh học lệch, học tủ. Ngoài Toán, Văn, Ngoại ngữ, môn thứ tư được chọn ngẫu nhiên và công bố vào khoảng tháng 3. Do học sinh 8 tháng chưa đến trường, phụ huynh và nhiều nhà giáo kêu gọi thành phố để giảm áp lực. Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo chưa có phản hồi về việc này.
Tại TP HCM, tuyển sinh lớp 10 được duy trì hàng năm bằng một kỳ thi. Năm 2021, kỳ thi bởi Covid-19 và được thay bằng xét tuyển, gây ra những lo ngại về tính công bằng. Từ 4/1, được học và thi học kỳ I trực tiếp. Điều này làm nhen nhóm hy vọng, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vẫn được diễn bình thường, nhằm đảm bảo tính công bằng trong thi cử.
Hiện, kế hoạch thi vào lớp 10 ở Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương chưa được công bố. "Bối cảnh dịch bệnh hiện nay khó nói trước điều gì. Để tránh bị động và gây tranh cãi như năm ngoái, các Sở nên công bố nhiều kịch bản tuyển sinh khác nhau từ bây giờ", một lãnh đạo trường THCS bày tỏ.
Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, thách thức tạo ra bởi Covid-19 không lớn như hai năm trước bởi Bộ cùng các địa phương đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, kỳ thi này đối mặt vấn đề khác, liên quan đến việc kiểm soát quy trình ra đề thi, sau nghi vấn năm 2021.
Sự việc chưa có kết luận cuối cùng nhưng điều tra ban đầu cho thấy, có trong ra đề và xây dựng ngân hàng đề thi.
Nhiều chuyên gia chỉ ra dấu hiệu như tính bảo mật của ngân hàng câu hỏi, trách nhiệm của thành viên soạn và phản biện đề, của hội đồng ra đề thi. Đây cũng là những vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo được kiến nghị rà soát, ngay cả khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra.
Giải pháp cho bậc mầm non
Hàng triệu trẻ mầm non trên cả nước không được học suốt 8 tháng qua.
Với những đô thị lớn, tập trung đông người lao động từ các tỉnh, thành như Hà Nội, TP HCM, nhu cầu gửi trẻ rất lớn. Phụ huynh xoay xở đủ cách trông con. Nhiều người ghép nhóm 3-4 cháu để thuê giáo viên trông; có người xin làm việc từ xa. Nhiều mở ra theo nhu cầu của cha mẹ, bất chấp lệnh cấm của chính quyền. Trong khi đó, hàng loạt trường mầm non, đặc biệt là khối tư thục, kêu cứu vì kiệt quệ, phá sản vì đóng cửa gần như cả năm trời, không có nguồn thu.
Việc ở nhà quá lâu ảnh hưởng đến sự phát triển, giao tiếp của trẻ mầm non. Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM) nhận định, 5-6 năm đầu đời rất quan trọng với sự phát triển của trẻ, cả thể chất lẫn tinh thần. "Trẻ không thể học được cách phát triển cảm xúc khi chỉ ở nhà", bác sĩ Khanh nói.
Hồi tháng 8/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không tổ chức dạy trực tuyến với trẻ mầm non. Thay vào đó, các trường duy trì kết nối giữa giáo viên và phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Nhưng nhiều giáo viên mầm non cho rằng, cách làm này không hiệu quả bởi đặc thù bậc mầm non là cần sự chăm sóc, dạy bảo trực tiếp.
Nhiều địa phương, chẳng hạn TP HCM, dự định mở cửa cấp mầm non từ tháng 2. Một chủ cơ sở mầm non đề xuất, nên mở cửa trường sau Tết Nguyên đán trên tinh thần tự nguyện. Phụ huynh nào chưa sẵn sàng vẫn có thể tiếp tục để con ở nhà và được thầy cô hướng dẫn trực tuyến.
"Việc này mang đến lợi ích kép. Phụ huynh có chỗ để gửi trẻ an toàn nếu không có điều kiện trông con. Nhà trường, nhất là khối tư thục, được hoạt động trở lại, có nguồn thu duy trì trường lớp", người này nói.
Dẫu vậy, mở cửa trường mầm non trong bối cảnh dịch bệnh chưa kiểm soát, trẻ dưới 6 tuổi chưa tiêm vaccine, an toàn cho trẻ sẽ là vấn đề lớn mà ngành giáo dục đối mặt.
Mạnh Tùng - Dương Tâm Trở lại Giáo dục
P. ĐT_NCKH_QHT
(P. ĐT-NCKH-QHQT sưu tầm)