go88.live đăng nhập Nền tảng chính thức

Ngành Công nghệ thông tin

 

GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

Chuyên ngành đào tạo

 Công nghệ thông tin.

Ngành công nghệ thông tin học gì?

Công Nghệ Thông Tin (CNTT) là một nhánh ngành thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. CNTT là “tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông” được đưa vào sử dụng nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên thông tin phong phú và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội hiện nay. Hiểu một cách đơn giản, CNTT là sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để cung cấp các giải pháp thực hiện việc lưu trữ, xử lý, trao đổi cũng như bảo vệ dữ liệu thông tin.

Sinh viên ngành CNTT được trang bị những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin cụ thể là như: Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng. Sẽ là những công cụ quan trọng giúp sinh viên ứng dụng vào công việc thực tế.

Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: Tư duy logic, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư CNTT cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại của nhà trường.

Trong chương trình học, sinh viên được học lý thuyết kết hợp với thực hành, thực tập một cách hợp lý để khi tốt nghiệp được cấp 2 bằng: bằng Đại học và bằng Trung cấp nghề. Điều này giúp cho sinh viên dễ tìm việc làm và phát huy tốt nghề nghiệp trong quá trình làm việc.

Công tác hướng nghiệp 

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên : Sinh viên được giới thiệu việc làm thêm tại các cơ sở thực hành, thực tập của nhà trường hoặc các công ty, tập đoàn có tiếng như FPT, NAL, COWELL… tại đây sinh viên được đào tạo, tập sự thành các chuyên gia phù hợp với công việc đang hot nhất đồng thời với đó là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng Tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp cận với các tài liệu, máy móc nước ngoài,… đồng thời phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia vào các CLB học thuật, các hội thảo chuyên đề, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.

Cơ hội việc làm

CNTT được xác định là một trong những ngành mũi nhọn của mỗi quốc gia và được coi là xu hướng phát triển tất yếu của tương lai. Theo thống kê, Việt Nam năm 2021 cần hơn 1,2 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT và con số này mỗi năm tăng thêm 13%. Với mức tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường lao động ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đang “khát” nhân lực CNTT. Mặt khác, nhu cầu cao về lao động không chỉ giới hạn trong các công việc như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, game, an ninh mạng, quản lý dữ liệu, chuyên viên phân tích hệ thống … mà còn có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức có ứng dụng công nghệ và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, mức lương của lĩnh vực này được đánh giá ở mức tương đối cao.

Trong năm 2020 vừa qua, đại dịch SARS-CoV-2 hay COVID 19 hoành hành khắp thế giới, gây ảnh hưởng mạnh cả về đời sống xã hội và khủng hoảng kinh tế. Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh này. Tuy nhiên từ thực tế có thể thấy, trong khi các ngành nghề khác phải chịu áp lực thất nghiệp từ khủng hoảng kinh tế, thì ngành CNTT không những ít bị ảnh hưởng mà còn phát huy tác dụng, là phương tiện áp dụng trong cuộc sống khi bị phong tỏa hoặc hạn chế đi lại.

Có thể nói ngành CNTT hiện nay mở ra rất nhiều cơ hội việc làm và triển vọng phát triển trong tương lai đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, đây là tín hiệu tốt cho sinh viên đang theo học ngành này. Khi tốt nghiệp ngành CNTT, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:

- Trở thành lập trình viên phần mềm (Dep): Người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm.

- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm (Test): Trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra.

- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…(Sys)

- Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.

Sau khi tốt nghiệp: Nhà trường cam kết sẽ giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nếu sau 1 năm, Nhà trường không giới thiệu được việc làm cho sinh viên, sẽ hoàn trả sinh viên toàn bộ tiền học phí (khi sinh viên nhập học, Nhà trường ký cam kết với từng sinh viên và gia đình về đảm bảo giới thiệu công việc sau khi tốt nghiệp).

Khả năng tiếp tục học tập

Trường đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Giáo dục Đại học. Với bằng tốt nghiệp ĐH do Trường cấp, sinh viên có thể học Thạc sĩ, Tiến sĩ tại trường Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên hoặc các trường đại học khác trong và ngoài nước.

Sinh viên Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên thực tập nghề ngành Công nghệ thông tin